Nếu trượt đại học thì các bạn sinh năm 1998 nên làm những gì?

03:19 |

Chẳng may trượt đại học bạn có nên buồn chán không?

Kỳ thi THPT vừa diễn gia hẳn tất cả các bạn học sinh năm 1998 đã có thể biết mình được khoảng bao nhiêu điểm. Và số điểm ấy có gần đúng với khả năng của các bạn, có phải là số điểm mà các bạn mong ước không? Và liệu cổng trường đại học có đang chào đón các bạn không?
Tỷ lệ rới đại học bao giờ cũng nhiều hơn đỗ đại học

Và nếu như cánh cổng trường đại học đang khép lại trước mắt các bạn thì đối diện với việc đó như thế nào? Liệu đây có phải là con đường không thể thành công chăng? Và luôn luôn là như vậy khi đóng 1 cánh cửa thì 1 cánh cửa khác sẽ mở ra chỉ là bạn có đủ quyết tâm không thôi?


Bạn đang tính học trung cấp hay cao đẳng hay ôn tập để thi lại kỳ thi quốc gia năm 2016. Dù bạn chọn phương án nào đi chăng nữa thì 1 kỳ thi không thể đánh giá hết năng lực của bạn được. Hãy nhìn thẳng vấn đề rồi lựa chọn cho mình phương án phù hợp nhất. Nhưng trước hết hãy hiểu vấn đề bạn đang ở đâu và có thể làm được những gì nhé ^^!

Trượt đại học bạn nên làm gì?

1. Hãy cho phép mình buồn một chút: Một kỳ thi không thể quyết định cuộc đời.

Hãy cứ khóc nếu bạn muốn và đừng để ý mọi thứ xung quanh
Bạn có buồn một chút thì đó cũng là lẽ tự nhiên, không ai có thể cấm bạn buồn cả. Đặc biệt nếu kết quả không phản ánh đúng nỗ lực của bạn. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể khóc vì khóc giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

2. Giải tỏa, hãy là chính mình

Bạn hãy đối mặt với sự thật và đừng lảng tránh. Có sao đâu, bạn vẫn là bạn đúng như một ngày trước với đầy đủ tính cách tốt đẹp. Bạn không hề thay đổi dù kết quả các kỳ thi có thế nào. Bạn cũng đã có những lúc buồn phải không? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Hơn ai hết bạn biết điều gì có thể làm mình vui lên.

Bạn có thể bị bố mẹ mắng một chút hoặc bạn bè nhìn một cách ái ngại. Không sao, đó cũng là điều bình thường.

3. Một kỳ thi không thể quyết định cuộc đời

Không ai có thể thành công tất cả các kỳ thi kể cả vĩ nhân, quan trọng là họ vượt qua thế nào. Nhà bác học như Anhxtanh hay Thô-mát Ê-đi-sơn cũng từng bị nhận xét là nghịch ngợm và không có năng lực. Nhưng họ không bị đánh gục. Không kì thi nào có thể quyết định cuộc đời bạn, chỉ là bạn có chấp nhận điều đó hay không mà thôi. Chẳng lẽ tất cả những người trượt đại học đều thất bại và người đỗ đều thành công. Không phải vậy, bạn có rất nhiều ví dụ phải không? Vậy tại sao bạn không tự quyết định cuộc đời của mình một cách tích cực hơn.

4. Tìm người đi trước cùng cảnh ngộ

Bạn hãy tìm những người đã trượt đại học mà đang thành công để tìm kiếm những lời khuyên. Bạn lưu ý chỉ có những người đã vượt qua mới có thể giúp bạn lời khuyên thiết thực. Họ cũng đã vào hoàn cảnh của bạn bây giờ và họ đã vượt qua. Bạn không nên học những người gục ngã.
Có nhiều cánh cửa khác dẫn đến thành công của bạn

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng vô số câu chuyện giống như câu chuyện của bạn vì số người trượt đại học không ít hơn số người đỗ. Bạn sẽ nhận thấy đa phần mỗi người đều tìm được con đường của mình.

5. Lên kế hoạch cho chính mình

Lên kế hoạch tốt và có quyết tâm cao, bạn sẽ thành công.
Bây giờ bạn cần có kế hoạch cho mình. Tuyệt đối không để mình rơi vào nhàn rỗi. Bạn cần tìm ra điểm mạnh nhất của mình. Việc chọn ngành học bao giờ cũng quan trọng vì nó sẽ là cuộc đời bạn. Bạn không thể chỉ vì để vào đại học mà chọn những ngành học mà không thực sự phù hợp. Bạn có thể tham khảo bố mẹ xem với tính cách của mình thì nên học ngành nào. Nếu bạn không thực sự xuất sắc, bạn nên quan tâm là ngành đó có nhu cầu trong xã hội hay đang quá đông người theo học không?

Ngoài ra, truyền thống gia đình cũng là điều đáng lưu ý. Nếu bạn theo nghề truyền thống, khả năng thành công của bạn sau này cũng sẽ cao hơn.

Bạn có thể chọn trong các lựa chọn sau:

– Học để thi lại: Nếu bạn thấy kết quả thi không đúng như sức học của bạn hoặc bạn bị ốm hay không thể tập trung trong kỳ thi vừa qua, ôn luyện là giải pháp tốt nhất. Rất nhiều sinh viên Châu Âu dừng học một năm để hoạt động xã hội và bạn có cơ hội làm điều này. Bạn có thể vừa ôn luyện vừa tìm một công việc xã hội mà bạn thích. Nó sẽ giúp ích cho bạn.

– Tìm một trường cao đẳng hay trung cấp: Nếu bạn không thực sự giỏi, tốt nhất bạn nên học cao đẳng hay trung cấp. Thời gian học tập của bạn sẽ nhanh hơn và sẽ chỉ tập trung vào thực hành. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển trung cấp hay cao đẳng vì họ tin rằng các sinh viên này chịu khó và có kỹ năng tốt hơn. Bạn ra trường sớm hơn có nghĩa là sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn. Hiện nay Trường cao đẳng sư phạm Hà Nam đang xét học bạ hệ cao đẳng chính quy ngành mầm non nên bạn cũng có thể tham khảo thêm. Liên hệ: 0969 600 689

– Học nghề: Nếu bạn cảm thấy chán ngấy những lý thuyết khô khan thì học nghề là lựa chọn tốt. Có thể bạn học tại một trường đào tạo nghề hoặc xin vào học việc tại các doanh nghiệp. Bạn nên nhớ là lương của thợ bậc cao bây giờ cao hơn lương của giáo sư đại học và bạn có thể tránh xa các bệnh văn phòng.

Hãy nhớ thất bại là mẹ của thành công

6. Tìm kiếm thông tin

Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn nếu chịu khó tìm kiếm thông tin. Bạn hãy tìm kiếm dựa trên các từ khóa về khóa học mà bạn cho rằng sẽ phù hợp. Hãy lập bảng so sánh các thông tin mà bạn tìm được gồm: chuyên ngành, bằng cấp sẽ có, học phí, truyền thống – uy tín, thời gian học. Hãy chọn ra từ 3-5 giải pháp, không nên nhiều hơn và cũng không nên ít hơn.

Bạn không nên quá tin vào thông tin trên mạng hay những lời quảng cáo hoa mỹ, tốt nhất bạn hãy tìm khoảng ba người vẫn đang học tại nơi bạn dự định để đảm bảo có thông tin chính xác. Bạn có thể đến tận nơi và dễ dàng có được thông tin về việc học hay bằng cấp sau khi tốt nghiệp để tránh phải chạy theo nộp hồ sơ 1 đằng học  1 nẻo. Nên tránh những nơi kém chất lượng vì nó chỉ làm bạn thêm chán nản và thất vọng. Cần xác định mục tiêu học tập là kiến thức và kỹ năng. Mọi người thành công được là nhờ khả năng làm việc và bằng cấp chỉ là tấm vé vào cửa.

7. Thực hiện kế hoạch

Tìm hiểu kỹ các điều kiện nhập học. Bạn có thể phải làm nhiều thủ tục nên cần chuẩn bị sẵn nhiều bản công chứng các tài liệu như chứng nhận tốt nghiệp THPT, học bạ, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, ảnh chân dung.

Một lần nữa kiểm định lại nơi mình định học. Đáng tiếc là tại Việt Nam có nhiều nơi đào tạo kém chất lượng nên sinh viên ra trường không làm được việc. Bạn không nên lãng phí thời gian, tuổi trẻ của mình, tiền bạc của bố mẹ vào những nơi như vậy. Chắc bạn biết rất nhiều thạc sĩ ra trường không việc làm hoặc lương thấp hơn nhiều một công nhân lành nghề.

8. Quyết tâm


Khi đã chọn được một chỗ học cho mình, hãy đặt quyết tâm cao. Tương lai là do quyết định của chính bạn và hãy vui khi được là chính mình. Không bao giờ có một sự công bằng tuyệt đối trong cuộc sống. Cho dù may mắn hay kém may mắn thì bạn không thay đổi được nó. Nếu không tự quyết định được sự may mắn thì hãy tự quyết định kiến thức, kỹ năng và nghị lực của mình. Điều đó sẽ giúp bạn thành công hơn.

ST

Phổ cập đại học có thể sẽ không làm bạn thành công - Thành công là ở năng lực và đam mê

19:20 |
 Sức học bình thường nhưng ngay từ hồi mới vào cấp 3, đứa cháu ruột của tôi đã có suy nghĩ là sau này nhất định phải đi học đại học. Có học đại học thì mới có cơ hội mở mặt với đời và để cho bố mẹ được mở lòng với thiên hạ. Liệu rằng cứ có bằng đại học thì cuộc đời của bạn chắc chắn sẽ thay đổi không??
>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm


Vào đại học, đó là con đường duy nhất và cũng là tư tưởng “chủ đạo” của cả học sinh và phụ huynh đang có con học phổ thông. Bằng đại học dường như là tiêu chuẩn để đánh giá về văn hoá của một người, nhất là những người ở thế hệ trẻ. Không riêng gì cháu tôi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đều có tư tưởng là phải “phổ cập” đại học mới yên tâm. Dù biết, hiện nay, tình trạng các “ông cử bà thạc” ra trường không có việc làm ngày càng nhiều nhưng người muốn vào đại học cũng không giảm đi. Đại học dường như là “tấm bùa hộ mệnh” lớn nhất cho mọi người, kể cả khi chỉ đi làm thợ hoặc công nhân.
Nhiều người thích “làm thầy” vì làm thầy sẽ được chỉ đạo thợ, lương của thầy có thể không cao bằng thợ nhưng vị thế sẽ “oai” hơn so với người lao động chân tay. Thế nên dễ hiểu là ở nước ta hiện nay luôn trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Ai cũng muốn con mình được học cao, được làm ông nọ bà kia chứ không tự hào khi nói về con mình hay bố mình là một người thợ trong nhà máy, xí nghiệp. Thực tế, có những người thợ trong tay có một bằng nghề giỏi, được làm việc trong môi trường tốt với lương thưởng tốt nhưng vẫn phải cố kiếm một cái bằng đại học tại chức bởi quan niệm về bằng cấp luôn nặng nề đối với người dân và cả xã hội.
Một mùa thi sắp đến, nhiều phụ huynh lại “sôi sục” lo cho con “một chân” vào trường đại học, to hay nhỏ, công lập hay dân lập đều được, miễn là có một cái bằng đại học cho chắc chân. Nhiều nhà, dù rất khó khăn, cho con đi học còn phải vay mượn nhưng vẫn cố liên thông lên cho được cái bằng “phổ cập” của xã hội. Để trả cho cái bằng ấy, nhiều gia đình, bố mẹ phải đổ mồ hôi làm việc mới có được, nhưng cái vất vả ấy còn chưa thấm vào đâu so với chặng đường xin việc gian nan khi xã hội chỉ cần đến những người thợ giỏi chứ không cần đến những ông thầy “lờ mờ”.
Nhiều em học không giỏi nhưng khéo tay và có tài lẻ, có thể hướng đến học nghề hoặc những công việc lao động phù hợp với khả năng và hoàn cảnh. Tuy nhiên, vì tư tưởng thích bằng cấp, vì muốn hư danh mà nhiều học sinh vẫn cố để vào được một trường đại học. Nếu không giỏi để đỗ vào trường lớn thì vẫn chấp nhận học một trường nhỏ của tỉnh, miễn sao có cái bằng phổ cập cho “chắc ăn”. Cứ học, rồi sẽ tính, tính đến lúc nào không được thì thôi, làm gì thì làm vẫn cần có cái bằng đại học đã dẫn đến “khủng hoảng thừa” cử nhân. Lãng phí và gánh nặng xã hội, kinh tế kém phát triển, một trong những nguyên nhân là do sự không cân đối giữa đầu ra và đầu vào. Sự học liên quan đến cả một hệ tư tưởng, không dễ để thay đổi nhanh chóng và dễ dàng
Lời nhắn nhủ: Phổ cập bằng đại học đang dần là một xu thế vì thế đi liền với bằng đại học phải là kỹ năng giỏi thì bản thân mới có thể phát triển được. Nhưng đâu phải ai ai sinh ra cũng giỏi giang. Có thể bạn không giỏi giang về mặt này nhưng bạn sẽ giỏi giang về mặt khác, sự khéo léo đam mê. Đôi khi để tâm sức của mình vào một công việc mình đam mê bạn sẽ gặt được thành công chứ không nhất thiết phải là một tấm bằng đại học phổ cập mà bản thân mình không cần thiết.
 Nguồn dân trí


Hậu quả khó lường khi gian lận trong thi cử bằng thiết bị tinh vi

19:16 |
Trong hàng nghìn chiêu thức gian lận thi cử bằng tai nghe siêu nhỏ, bút camera..., trên thị trường gần đây rộ lên việc nhiều cửa hàng rao bán một thiết bị vô cùng tinh vi, hiệu quả có thể qua mắt mọi giám thị, nhất là trong các kỳ thi ở trường đại học.


Hạt tai nghe siêu nhỏ có thể để sau vào trong tai - khó có thể phát hiện.

Thi nhau rao bán
Hiện nay, một bộ phận sinh viên không tìm đến sách để trang bị hành trang kiến thức mà đã biến việc thi thành sự đối phó. Những sinh viên lười học hay gian lận thường rỉ tai nhau về những thiết bị công nghệ mới - vốn được sản xuất không phải phục vụ cho việc quay cóp. Dẫn đầu về sự tìm kiếm là thiết bị tai nghe siêu tinh vi truyền dẫn không dây, được quảng cáo cực hiệu quả trong các mùa thi. trang Tai nghe..., có cơ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội đang dẫn đầu trên Facebook với gần 40 nghìn lượt người thích.
Khi PV nhắn tin hỏi mua thiết bị tai nghe để thi tốt nghiệp đại học, người quản lý trang ngay lập tức phản hồi: “Bạn tìm đúng chỗ rồi đấy! Chỗ mình chủ yếu cho sinh viên thuê, đặc biệt là mùa thi tốt nghiệp, cuối kỳ, hết môn. Giá rẻ mà cực an toàn”.
Khi PV gọi điện theo số nhà cung cấp, một giọng nam lên tiếng và giới thiệu là T, cựu sinh viên của một học viện tại Hà Nội. T. nói: “bạn qua bên mình hướng dẫn tận tình, mình sẽ tiếp thêm niềm tin cho, chắc chắn sẽ thành công. Không chỉ có sinh viên thuê, học sinh và người thi công chức cũng thuê nên bạn yên tâm, chỗ mình rất uy tín”.
Theo tìm hiểu của PV, nếu mua qua mạng, khách hàng chỉ cần gửi tiền vào số tài khoản mà chủ cửa hàng cung cấp, vài ngày sau có người giao hàng tận tay. Mặc dù không có giấy tờ mua hàng hay bảo hành, nhưng các cửa hàng cam kết bảo hành 3 tháng, đổi trả miễn phí trong 1 tháng. Không chỉ bán lẻ, nam thanh niên còn nhận bán buôn những thiết bị tinh vi này cho những ai có nhu cầu kinh doanh.

T đang hướng dẫn cách sử dụng tai nghe tinh vi cho khách hàng.

T. cho biết, bộ sản phẩm chống gian lận của T. phải nhập từ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… Giá bán tùy từng loại, từ 1 đến 4 triệu đồng/bộ. Khi PV thắc mắc giá quá đắt, T. giải thích: “Mấy đồ công nghệ cao phải đắt chứ, bạn là sinh viên, thuê sẽ tiện hơn. Giá thuê từ 200 đến 350 nghìn đồng/ngày, thuê nhiều ngày sẽ được giảm giá”.

“Do các môn thi lý thuyết quá nhiều, nhiều sinh viên lười học hoặc học không vào, muốn điểm cao mà không muốn mất sức. Do vậy, họ tìm đến những thiết bị công nghệ đó. Những thiết bị công nghệ gian lận tinh vi này nhiều khi giáo viên cũng chưa hiểu hết ngoài một số giáo viên thuộc khoa CNTT. Vì vậy, nhà trường cần tập huấn, phổ biến về những hành vi gian lận này cho giáo viên, nhất là trong mùa thi như hiện nay." - PGS.TS Vũ Lệ Hoa, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Trong lúc đứng chờ T., PV gặp một nam sinh viên cũng đang đợi mua hàng. Dẫn chúng tôi vào phòng, T. lôi ra một túi sản phẩm công nghệ được bọc trong túi ni lông gồm 5 loại sản phẩm. T. hỏi lấy loại nào và khuyên “bạn là con gái lấy loại nào cũng dễ ngụy trang”.
T. đưa cho tôi một thiết bị nghe lén được ngụy trang giống hệt thẻ ATM. Thiết bị này được thiết kế dày và thô hơn thẻ ATM thật, thẻ này có một khe sạc pin và một khe để cắm sim. “Với thẻ này, bạn có thể mang đi như một giấy tờ tùy thân có thể để trong túi áo ngực với con trai hoặc nhét vào áo ngực nếu là con gái, đảm bảo không giám thị nào phát hiện”.
Khi nam sinh viên ngỏ lời muốn xem bộ tai nghe siêu nhỏ, T. lấy ra 2 bộ để giới thiệu. Theo quan sát của PV, bộ sản phẩm gồm: Một hạt tai nghe có kích thước siêu nhỏ (khoảng 4mm), một thiết bị gắn sim giống điện thoại thu nhỏ (có khe cắm sim, nút nguồn, nút nhận cuộc gọi, các phím tăng - giảm âm lượng) và một cây nam châm để hút hạt tai nghe ra khỏi tai. Sau khi thử và cảm thấy hài lòng, nam sinh viên quyết định thuê với giá 350 nghìn đồng/ngày, đặt cọc 1 triệu đồng cùng CMND.

Phó mặc cho may rủi
Theo tìm hiểu của PV, có nhiều sinh viên đã gánh hậu quả khi lạm dụng những thiết bị gian lận. Liên hệ với một số sinh viên đã từng đặt hàng này trên mạng, một cựu sinh viên tên H. của một trường đại học có tiếng ở Hà Nội chia sẻ: H đã dùng công nghệ thi cử từ năm nhất cho những môn lý luận vì không thể học được. “Trong suốt một năm, mình không làm chủ được bản thân, bị phụ thuộc vào thiết bị gian lận quá nhiều, chỉ biết chép và chép. Làm bài xong cũng không hiểu mình vừa chép gì”.
Sau một năm sử dụng trót lọt, đến đầu năm học thứ hai, H. bị giám thị phát hiện. “Khi đứng trước giáo viên mình rất xấu hổ. Về nhà, mình đấu tranh tâm lý rất nhiều. nếu không có thiết bị này thì những kỳ thi sắp tới của hai năm học nữa sẽ ra sao. Từ đó, mình đã quyết định tự học và những kỳ thi bằng kiến thức thực sự cũng đạt điểm khá cao”, H. kể lại.
Trong khi đó, bạn T.L chia sẻ: Nếu cứ phụ thuộc vào các thiết bị gian lận, kiến thức sẽ bị rỗng. Nếu không may bị bắt sẽ bị đình chỉ hoặc đuổi học. “Chúng ta đang phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi trong buổi phỏng vấn hay tuyển dụng. Sự gian lận chỉ có thể che đậy trong chốc lát nhưng không thể làm hành trang cho mình suốt cuộc đời”, T.L nói.
Trao đổi với PV, nhiều giảng viên cho biết, việc sử dụng các thiết bị gian lận trong thi cử vô cùng tác hại tới sinh viên. Nếu trót lọt, sinh viên được điểm cao nhưng kiến thức trống rỗng; còn bị bắt chắc chắn bị đuổi học hoặc chịu những hình thức kỷ luật nặng. “Thiết bị cũng do con người tạo ra, do đó, không có thiết bị nào là không thể phát hiện. Là tương lai của đất nước, các bạn sinh viên không nên lạm dụng để rồi rước lấy hậu quả khôn lường”, một giảng viên ĐH Luật Hà Nội nói.
Kiến thức mãi mãi là kiến thức. Sự gian lận dễ dàng bạn có thể bạn sẽ qua được môn đó dễ dàng nhưng bạn nhận lại được gì ngoài một cái đầu rỗng và sự ỷ lại vào công nghệ. Trường học là nơi để các bạn học - ôn - thi. Trường đời là nơi thi - ôn - học. Hãy nhớ lấy điều đó !!!
Theo Nguyễn Hoan

Tiền Phong

Học sinh hoang mang khi không xem " Hậu duệ mặt trời" không làm được bài thi Văn lớp 8

20:09 |
Dạo gần đây hiện tượng các thầy cô đưa các tên nhân vật, bài hát nổi tiếng vào nội dung của bài kiểm tra xuất hiện ngày càng nhiều. Liệu rằng việc này nên hay không nên. Các thầy cô sáng tạo thu hút học sinh hay chỉ là lối mòn ăn theo không hợp lý cần được loại bỏ.
Hiện tượng "soái ca" trong phim : Hậu duệ mặt trời" và bài hát "Vợ người ta" được đưa vào đề thi Văn lớp 8 khiến nhiều người ngản ngẩm thở dài vì nếu không xem phim, không nghe bài hát này sẽ không làm được bài.
Theo đó, câu số 2, chiếm 4 điểm của đề Văn này ra như sau:
“Thời gian qua, giới trẻ trong xã hội có hiện tượng “cuồng” trước một bài hát, một ban nhạc hay một bộ phim nào đó. Hiện tượng này còn đi vào cả trong học đường, nơi những học sinh còn mang khăn quàng đỏ.
Báo chí cũng đề cập nhiều đến hiện tượng này:
Báo Người lao động (27/12/2015): Hoang mang hiện tượng bài hát “Vợ người ta”.
Báo Người lao động (03/04/2016): Trào lưu hóa thân thành “soái ca” trong phim “Hậu duệ mặt trời”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.”
Đề thi này được nhiều học sinh và giáo viên chia sẻ trên mạng xã hội. Khi đọc đề thi, nhiều học sinh nhận xét đề không khó nhưng quá “xàm” và cẩu thả. Một số em bức xúc cho rằng, không phủ nhận đó là những trào lưu nhiều người biết đến nhưng không phải học trò nào cũng xem phim Hàn, cũng nghe “Vợ người ta”.
“Nếu tình hình thầy cô chạy theo vấn đề “hot” để cho vào đề thi như thế này thì có lẽ thay vì đọc những tác phẩm văn học kinh điểm, những bộ phim có giá trị, quan tâm đến những vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống như môi trường, từ thiện… thì học sinh nên tập trung chạy theo phong trào trên mạng xã hội”, em Nguyễn Ngọc Anh, một học sinh THCS ở Tân Bình, TPHCM chia sẻ.
Chị Ngọc Thanh, nhà ở phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM cũng có con học lớp 8 cho biết đọc đề thi mà chị ngán ngẩm. Nói không mang tính giáo dục cũng không phải nhưng… dường như đề thi đang chạy theo trào lưu, gây “sốc” nhiều hơn là quan tâm đến giá trị của đề thi.
“Nếu như phải đề thi này, chắc chắn con gái chị là một học sinh yêu môn Văn sẽ không làm được hoặc sẽ có cái nhìn phiến diện, lệch lạc về vấn đề. Con tôi mê đọc sách. Còn vợ chồng tôi khuyến khích con ra ngoài trải nghiệm, tham gia các hoạt động xã hội thật nhiều. Cháu không thích xem phim Hàn, cũng chẳng thích lên mạng xã hội”, người mẹ bộc bạch.
Chị cũng đồng tình rằng, học trò bây giờ không chỉ biết học, cần nắm các vấn đề trong đời sống xã hội nhưng nắm thời sự không có nghĩa là cứ phải xem phim hay nghe nhạc theo trào lưu.
Được biết, đề thi trên dành cho học sinh lớp 8 của một trường THCS tại TPHCM.
Trước đó, việc nhiều đề thi của không ít trường học trong cả nước tích cực “ăn theo” bộ phim đình đám “Hậu duệ Mặt trời” cũng gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Đầu tiên, phải kể đến đề thi Vật lý học kỳ 2 lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TPHCM đưa cảnh “đại úy Yoo Shi Jin (do diễn viên Song Joong Ki thủ vai) hất điện thoại trên tay bác sĩ Kang Mo Yeon” trong phim Hậu duệ Mặt trời trong câu số 5.

Cảnh trong bộ phim không liên quan đến yêu cầu chính của đề nhưng người ra đề vẫn khéo léo nhắc đến bộ phim đang làm mưa làm gió khắp châu Á, đặc biệt là đánh giá cảnh phim “thật ấn tượng”.
Việc “lồng ghép” này không tác động trực tiếp đến nội dung đề thi, học sinh xem phim hay không cũng không ảnh hưởng đến việc làm bài. Việc đưa cảnh phim vào đề ở trường hợp này đơn thuần là để tạo thêm sự vui vẻ, dí dỏm và nhẹ nhàng có thể xem như là một sự sáng tạo của người ra đề ở mức chấp nhận được.
Trong đề thi môn Văn học kỳ 2 lớp 12 của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị, nội dung liên quan bộ phim "Hậu duệ Mặt trời" chiếm vị trí đình đám với 4 điểm. Đề trích dẫn một đoạn bình luận về bộ phim này xuất hiện trên Đài truyền hình Việt Nam, qua đó kiểm tra khả năng đọc hiểu, kỹ năng tiếp nhận, phân tích văn bản của học sinh.

Học sinh bám vào văn bản trích dẫn để làm bài, không quan đến việc các em có xem bộ phim hay không. Nhưng, một câu hỏi trong đề chiếm đến 50% điểm số của đề: “Với niềm cảm hứng được gợi lên từ bộ phim cùng những gì văn bản này thể hiện, hãy viết một đoạn văn (không quá 15 dòng) với chủ đề: Nếu tôi là đạo diễn…" thì lại đặt học sinh vào thế phải xem bộ phim.
Cũng một trường học khác ở Quảng Trị, đề thi Văn cũng “tranh thủ” sử dụng bộ phim “Hậu duệ Mặt trời” cho câu nghị luận nhưng lại theo hướng nghiêm trọng hóa vấn đề từ một bộ phim.

Đề thi yêu cầu học sinh trình bày ý kiến, chia sẻ của mình trong cuộc tranh luận giữa việc một bên khen "Hậu duệ Mặt trời" là một bộ phim hay, có tính nhân văn sâu sắc và một bên cho rằng nếu tung hô bộ phim này là đang đánh mất lòng tự trọng dân tộc.
Nhiều người không khỏi băn khoăn không hiểu đề thi này được đặt ra kiểm tra kiến thức gì hay yêu cầu khả năng lập luận chủ đề gì ở học sinh? Yêu cầu của đề không có ý nghĩa, mục đích và cũng không tính giáo dục.
Phải chăng chính giáo viên đang nhầm tưởng phải đưa vào đề các các vấn đề được cho là “hot”, trào lưu của giới trẻ thì đề thi mới được xem là đề thi đổi mới, mang hơi thở đời sống, thời sự? Một giáo viên dạy Văn ở TPHCM chia sẻ, sao cứ phải ép đưa bộ phim hay các trào lưu bề nổi của giới trẻ vào đề. Thành ra đề trở nên cứng nhắc, gượng ép và đi theo lối mòn cũ kỹ, chưa nói đến ảnh hưởng đến sự nghiêm túc của học thuật.
Sự lồng ghép những nhân vật và cảnh phim vào bài kiểm tra không hẳn là không tốt. Các thầy cô cũng chỉ có mong muốn học sinh của mình quan tâm đến việc học, hào hứng với việc học mà thôi. Như với Việc “lồng ghép” này không tác động trực tiếp đến nội dung đề thi, học sinh xem phim hay không cũng không ảnh hưởng đến việc làm bài trong đề thi Vật lý học kỳ 2 lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TPHCM là một sự kết hợp hài hòa có thể vận dụng được.

Hoài Nam (Dân trí)


Hội thi nghiệp vụ giỏi năm 2015-2016

19:09 |
Ngày 29, 30/1/2016, Hội nghi Nghiệp vụ giỏi cấp trường năm học 2015-2016 đã diễn ra sôi nổi. Để đến được với Hội thi Nghiệp vụ giỏi cấp trường, các đội đã phải trải qua phần thi cấp lớp, cấp khoa. Hội thi năm nay gồm 2 nội dung: phần thi Hội trại và Nghiệp vụ sư phạm giỏi.
Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội (tiền thân là Trường CĐ Sư phạm Hà Nội) lại tổ chức Hội thi Nghiệp vụ giỏi cấp trường. Hội thi là dịp để sinh viên trau dồi kiến thức, kĩ năng, nâng cao năng lực sư phạm, thúc đẩy phong trào thi đua học tốt và giao lưu học hỏi giữa các khoa.
Ngày 29, 30/1/2016, Hội nghi Nghiệp vụ giỏi cấp trường năm học 2015-2016 đã diễn ra sôi nổi. Để đến được với Hội thi Nghiệp vụ giỏi cấp trường, các đội đã phải trải qua phần thi cấp lớp, cấp khoa. Hội thi năm nay gồm 2 nội dung: phần thi Hội trại và Nghiệp vụ sư phạm giỏi.
Ở nội dung Nghiệp vụ sư phạm giỏi, các đội chơi phải trải qua 6 phần thi: Tổ chức hoạt động tập thể, Thi giảng chuyên ngành, Sân chơi sáng tạo, Lời chào sinh viên, Sinh viên thông thái, Tài năng sinh viên.
Phần thi Tổ chức Hoạt động tập thể
Hội thi nghiệp vụ giỏi





























TS.Đỗ Hồng Cường – Phó Hiệu trưởng trao giải cho các đội thi

Ở nội dung Hội trại, Giải Nhất thuộc về TT Liên kết đào tạo, giải Nhì giành cho khoa Ngoại ngữ, giải Ba thuộc về khoa Giáo dục Tiểu học và khoa Giáo dục Mầm non Mầm non, giải Phong cách được trao cho khoa Khoa học Xã hội.
Với nội dung Nghiệp vụ sư phạm, khoa Giáo dục Tiểu học giành giải Nhất, giải Nhì được trao cho khoa Giáo dục Mầm non, giải Ba thuộc về khoa Giáo dục Thể chất và Nghệ thuật.
Qua Hội thi, Nhà trường có dịp đánh giá năng lực và trình độ nhận thức nghề nghiệp của sinh viên từ đó điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp dạy – học; bổ sung những kỹ năng cần trang bị cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors